REV. ĐOÀN NHẬT TÂN, PHD
  • About Me
  • My Argument
    • Nhận Diện
    • Nhận Thực
    • Nhận Định
    • Nhận Thức
  • My Presentation
    • Góp Nhặt
    • Chắt Lọc
    • Giảng Dạy
    • Truyền Bá
  • My Exhortation
    • Kinh Truyện
    • Sử Tích
    • Mục Ngữ
    • Nhân Thân

“ÔN CỐ TRI TÂN…”

1/12/2018

 
Picture





​“…Chúa mượn tích xưa để trách, ấy cũng là sự thường. Thời ấy, cách diễn đạt ấy, khác làm sao được. Lời Chúa có vẻ như nhẹ nhàng quá chăng? Quả có vậy thật, nhưng, khiển trách nói chung đã phải lựa lời, khiển trách một người đường đường là tướng quân đang trấn giữ ở nơi biên ải thì càng phải lựa lời hơn nữa. Vả chăng, cái chính của sự khiển trách chính là ở hiệu quả của nó chứ có phải là ở sự gay gắt đâu…”

(Nguyễn Khắc Thuần, “Việt Sử Giai Thoại”)

“CHUYỆN PHÓ TƯỚNG NGUYỄN CỬU VÂN BỊ KHIỂN TRÁCH”
 
 Ở xứ Đàng Trong, một trong những dòng họ có nhiều danh tướng là dòng Nguyễn Cửu. Trong dòng Nguyễn Cửu, Nguyễn Cửu Vân là một trong những vị tướng được sử sách nhắc tới nhiều, khen chê đều có cả. Dưới đây là chuyện Nguyễn Cửu Vân bị khiển trách. Chuyện này xảy ra vào tháng Tám năm Tân Mão (1711), khi ông đang giữ chức Phó Tướng của dinh Trấn Biên. Sách Đại Nam Thực Lục (Tiền Biên, Quyển VIII) chép như sau:

"Phó Tướng của dinh Trấn Biên là Nguyễn Cửu Vân, thường bắt dân mới phiêu tán trở về phục dịch riêng cho mình. Nhiều người vì thế mà sinh ra oán thán. Chúa trách (Nguyễn Cửu Vân) rằng:

- Khanh là con nhà tướng, được quyền trấn giữ một phương, sao không coi trọng việc vỗ về đối với dân mà chỉ mưu lợi cho riêng mình? Tất cả dân phiêu tán mới về kia, vốn bị thất sở đã lâu, nay nếu lại bắt họ phục dịch, khiến họ bị quấy nhiễu, thì thử hỏi làm sao họ chịu nổi. Xưa, Tiêu Hà (bề tôi của Hán Cao Tổ - ND) giữ đất Quan Trung, Khấu Tuân (bề tôi của Hán Quang Võ - ND) giữ đất Hà Nội, đều chăm vỗ về trăm họ và đã giúp vua làm nên đế nghiệp, khanh hãy nên noi theo đó mà cố gắng lên.

Xong, chúa (Nguyễn Phúc Chu - ND) lại còn hạ lệnh cho hai dinh là Trấn Biên và Trấn Phiên rằng: Phàm dân lưu tán mới trở về thì chia ruộng đất cho họ để thiết lập thôn ấp, tha hết các thứ binh dịch và tô thuế cho họ trong ba năm. Nhờ vậy, dân đều được an cư lạc nghiệp".
​
(Nguyễn Khắc Thuần, “Việt Sử Giai Thoại”, Tập VII, Nhà Xuất Bản Giáo Dục, 2003)


Comments are closed.

    ​​THỂ LOẠI

    All

    ​THƯ KHỐ

    February 2020
    January 2020
    December 2019
    November 2019
    October 2019
    September 2019
    August 2019
    July 2019
    June 2019
    May 2019
    April 2019
    March 2019
    February 2019
    January 2019
    December 2018
    November 2018
    October 2018
    September 2018

Picture
  • About Me
  • My Argument
    • Nhận Diện
    • Nhận Thực
    • Nhận Định
    • Nhận Thức
  • My Presentation
    • Góp Nhặt
    • Chắt Lọc
    • Giảng Dạy
    • Truyền Bá
  • My Exhortation
    • Kinh Truyện
    • Sử Tích
    • Mục Ngữ
    • Nhân Thân