REV. ĐOÀN NHẬT TÂN, PHD
  • About Me
  • My Argument
    • Nhận Diện
    • Nhận Thực
    • Nhận Định
    • Nhận Thức
  • My Presentation
    • Góp Nhặt
    • Chắt Lọc
    • Giảng Dạy
    • Truyền Bá
  • My Exhortation
    • Kinh Truyện
    • Sử Tích
    • Mục Ngữ
    • Nhân Thân

“ÔN CỐ TRI TÂN…”

7/12/2018

 
Picture







​“…Trịnh Cương coi việc đặt ngôi vua như thể đánh cờ, bọn bề tôi cũng phụ họa cho hắn, thế mà người viết sử cũng quanh co, có ý che tội cho hắn. Ôi, lòng người đắm đuối khiến cho nghĩa lớn bị diệt vong, cùng cực đến là quá quắt, đáng than thở biết là bao!...”

(Khâm Định Việt Sử Thông Giám Cương Mục, “Cẩn Án”)

“VÌ SAO LÊ DUY PHƯỜNG ĐƯỢC THAY ANH LÀM THÁI TỬ?”
 
Tháng Bảy năm Đinh Mùi (1727), Trịnh Cương đã lập con thứ của vua Lê Dụ Tông (1705 - 1729) là Lê Duy Phường làm Thái Tử. Việc này đã khiến cho triều thần xôn xao, bởi lẽ trước đó hơn mười năm, con trưởng của vua Lê Dụ Tông là Lê Duy Tường đã được lập làm Thái Tử, mà trong suốt thời gian làm Thái Tử, Lê Duy Tường không phạm lỗi lầm gì đáng kể. Sách Khâm Định Việt Sử Thông Giám Cương Mục (Chính Biên, Quyển XXXVI, Tờ 32) đã chép lại sự kiện này, kèm theo lời cẩn án viết rất nghiêm khắc như sau:

“Đầu tiên, con trưởng của nhà vua là (Lê) Duy Tường (lúc này đã 28 tuổi), được phép ra ở Đông Cung đã hơn mười năm (ở Đông Cung cũng tức là ở ngôi Thái Tử - ND). Sau đó, có một người em (cùng cha khác mẹ của Lê Duy Tường) là Duy Phường, do bà Trịnh Thị sinh ra, đến đây đã được 19 tuổi. Trịnh Cương có ý định phế người này lập người kia, nhưng lại khó bề kiếm cớ. (Trịnh) Cương bèn cùng bọn Tham Tụng Nguyễn Công Hãng bàn luận việc ban cấp tước hiệu cho hoàng thân một cách rõ ràng hơn, nhân đó, trao cho (Lê) Duy Tường tước Quận Công, hàm tứ phẩm và lập (Lê) Duy Phường làm Thái Tử.

Lời cẩn án: Con trưởng của Dụ Tông là Duy Tường, ra ở ngôi Đông Cung đã hơn mười năm, danh vị Thái Tử đã định, thì nước là nước của Thái Tử (Lê) Duy Tường, hà cớ gì Trịnh Cương được phép phế Duy Tường mà lập Duy Phường? Việc này, sử cũ chép rằng, Duy Phường do chính cung sinh ra, mà chính cung là con gái của chúa Trịnh, như thế thì chẳng qua là chúa Trịnh chỉ muốn lập con của con gái mình, trước là để cho con gái được quý hiển, sau là mượn danh vị con cháu để thỏa lòng riêng của mình đó thôi.

Bởi chuyên quyền và manh tâm làm chuyện phế lập, Trịnh Cương mới bày trò quanh co, cho quan bàn và phong quan ban tước. Về sau, chẳng bao lâu nữa thì Trịnh Cương ép vua truyền ngôi cho Duy Phường, bề ngoài thì giả thác truyền ngôi nhưng bề trong là cướp ngôi cho cháu ngoại. Trịnh Cương coi việc đặt ngôi vua như thể đánh cờ, bọn bề tôi cũng phụ họa cho hắn, thế mà người viết sử cũng quanh co, có ý che tội cho hắn. Ôi, lòng người đắm đuối khiến cho nghĩa lớn bị diệt vong, cùng cực đến là quá quắt, đáng than thở biết là bao!
​
(Nguyễn Khắc Thuần, “Việt Sử Giai Thoại”, Tập VII, Nhà Xuất Bản Giáo Dục, 2003)


Comments are closed.

    ​​THỂ LOẠI

    All

    ​THƯ KHỐ

    February 2020
    January 2020
    December 2019
    November 2019
    October 2019
    September 2019
    August 2019
    July 2019
    June 2019
    May 2019
    April 2019
    March 2019
    February 2019
    January 2019
    December 2018
    November 2018
    October 2018
    September 2018

Picture
  • About Me
  • My Argument
    • Nhận Diện
    • Nhận Thực
    • Nhận Định
    • Nhận Thức
  • My Presentation
    • Góp Nhặt
    • Chắt Lọc
    • Giảng Dạy
    • Truyền Bá
  • My Exhortation
    • Kinh Truyện
    • Sử Tích
    • Mục Ngữ
    • Nhân Thân