REV. ĐOÀN NHẬT TÂN, PHD
  • About Me
  • My Argument
    • Nhận Diện
    • Nhận Thực
    • Nhận Định
    • Nhận Thức
  • My Presentation
    • Góp Nhặt
    • Chắt Lọc
    • Giảng Dạy
    • Truyền Bá
  • My Exhortation
    • Kinh Truyện
    • Sử Tích
    • Mục Ngữ
    • Nhân Thân
Picture

“ÔN CỐ TRI TÂN…”

18/1/2019

 
Picture





​“…Ân oán thế là rõ, phủ chúa với giang hồ nào khác gì nhau, có chăng thì cũng chỉ là ở chỗ, một bên nhân danh phép nước, còn một bên thì chẳng có gì để nhân danh…”

(Nguyễn Khắc Thuần, “Việt Sử Giai Thoại”)

“SỐ PHẬN NHỮNG NGƯỜI GIÚP RẬP TRỊNH CÁN”
 
Hai tháng sau ngày khởi loạn của kiêu binh, các quan đại thần từng lo giúp rập cho Trịnh Cán đều lần lượt bị trị tội. Bị trị tội vào tháng Chạp năm 1782 có Quận Công Trịnh Kiều (chú ruột của Trịnh Sâm, tức vai ông chú của Trịnh Khải và Trịnh Cán), quan Tham Tụng là Phan Lê Phiên (người xà Đông Ngạc, huyện Từ Liêm, ngoại ô Hà Nội ngày nay, đỗ Tiến Sĩ khoa Đinh Sửu, 1757) và quan giữ chức Tri Lại Phiên là Nhữ Công Điển (người xã Hoạch Trạch, huyện Đường An, thuộc Hải Dương, đỗ Tiến Sĩ khoa Nhâm Thìn.,1772). Cả ba đều bị bãi chức. Sách Khâm Định Việt Sử Thông Giám Cương Mục (Chính Biên, Quyển 45, Tờ 34 và 35) viết rằng:

“Trước kia, khi Ttịnh Sâm bị bệnh nặng, cho con là (Trịnh) Cán được nối ngôi chúa, có sai bọn Phan Lê Phiên viết tờ cố mệnh và tớ sắc sách phong cho Tuyên phi Đặng Thị (Huệ). Tờ cố mệnh viết xong thì (Trịnh) Sâm cũng không còn đủ sức để phê vào nữa, bèn sai Trịnh Kiều viết thay (chữ Cán vào tờ cố mệnh). Đến đây, Trịnh Khải lấy tờ cố mệnh ấy ra thì thấy trong đó có lời phê của Trịnh Thái Phi Nguyễn Thị như sau:

- Không phải nét chữ do chính tay Tiên Vương viết ra, không thể lấy gì làm bằng chứng. Vậy, giao cho chính phủ bàn luận.

Quan Thiêm Sai là Phạm Nguyễn Du (còn có tên khác là Phạm Vi Khiêm, đỗ Tiến Sĩ khoa Kỉ Hợi, 1779), làm lời luận quốc thị (đại để cũng như lời bàn về kế sách của nước nhà - ND), trong đó đại lược nói rằng:

- Việc lập (Trịnh Cán làm) Điện Đô Vương và việc sách phong cho Tuyên phi Đặng Thị (Huệ) được quyền xét đoán chính sự là những việc nói trong lúc trối trăng lầm lẫn của Tĩnh Vương (tức Trịnh Sâm), không thể nào coi là chính đáng được. Nay Thái Phi lấy địa vi của người làm mẹ (đây nói mẹ của Trịnh Sâm - ND), thay đổi việc làm (sai trái lầm lẫn của con), là rất hợp với sự lí và rất đúng đắn. Vậy, xin truy xét tội lỗi của bọn bầy tôi phụ họa, cốt sao để làm sáng tỏ nghiêm pháp của nước nhà.

Bởi lẽ này, bọn Trịnh Kiều đều bị coi là can tội thiện tiện ra lệnh, bị bãi chức, Đặng Thị (Huệ) bị bắt làm thứ nhân, nhưng về sau, Đặng Thị (Huệ) uống thuốc độc tự tử”.
​
(Nguyễn Khắc Thuần, “Việt Sử Giai Thoại”, Tập VII, Nhà Xuất Bản Giáo Dục, 2003)


Comments are closed.

    ​​THỂ LOẠI

    All

    ​THƯ KHỐ

    February 2020
    January 2020
    December 2019
    November 2019
    October 2019
    September 2019
    August 2019
    July 2019
    June 2019
    May 2019
    April 2019
    March 2019
    February 2019
    January 2019
    December 2018
    November 2018
    October 2018
    September 2018

Picture
  • About Me
  • My Argument
    • Nhận Diện
    • Nhận Thực
    • Nhận Định
    • Nhận Thức
  • My Presentation
    • Góp Nhặt
    • Chắt Lọc
    • Giảng Dạy
    • Truyền Bá
  • My Exhortation
    • Kinh Truyện
    • Sử Tích
    • Mục Ngữ
    • Nhân Thân