REV. ĐOÀN NHẬT TÂN, PHD
  • About Me
  • My Argument
    • Nhận Diện
    • Nhận Thực
    • Nhận Định
    • Nhận Thức
  • My Presentation
    • Góp Nhặt
    • Chắt Lọc
    • Giảng Dạy
    • Truyền Bá
  • My Exhortation
    • Kinh Truyện
    • Sử Tích
    • Mục Ngữ
    • Nhân Thân
Picture

“XU HƯỚNG ĐỊNH KỲ TRONG THẦN HỌC HỆ THỐNG”

9/10/2018

 
Picture


​Từ liệu “Xu Hướng Định Kỳ” xuất phát từ cách hiểu về các “Sự Định Kỳ” của Đức Chúa Trời được tìm thấy qua Kinh Thánh. Đó là các sự định kỳ sau đây: [1] “Sự Định Kỳ Vô Tội” (Sv. Sáng. 1:1 - 3:7), [2] “Sự Định Kỳ Lương Tâm” (Sv. Sáng. 3:8 - 8:22), [3] “Sự Định Kỳ Qui Chế” (Sv. Sáng. 9:1 - 11:32), [4] “Sự Định Kỳ Hứa Ngôn” (Sv. Sáng. 12:1 - Xuất. 19:25), [5] “Sự Định Kỳ Luật Pháp” (Sv. Xuất. 20:1 - Công. 2:4), [6] “Sự Định Kỳ Ân Điển” (Sv. Công. 2:4 - Khải. 20:3), và [7] “Sự Định Kỳ Thiên Hi Niên” (Sv. Khải. 20:4-6). Điều đáng chú ý là tên gọi cho các sự định kỳ này không thể tìm thấy qua Kinh Thánh, nhưng nội dung của các sự định ấy lại đúng theo các tên gọi này chứ chẳng sai. Từ sự phân tích này về các Sự Định Kỳ của Đức Chúa Trời, người ta vững tin rằng Đức Chúa Trời hành sử với nhân loại theo các cách thế của Ngài suốt dòng lịch sử, và rằng Hội Thánh và Ysơraên là hai thực thể phân biệt là điều hữu lý. Đó là cách hiểu căn bản của Xu Hướng Định Kỳ trong Thần Học Hệ Thống.

(Rev. Đoàn Nhật Tân, Ph.D.)

“Hãy tôn Đấng Christ, là Chúa, làm thánh trong lòng mình.
Hãy thường thường sẵn sàng để trả lời mọi kẻ hỏi lẽ về sự trông cậy trong anh em,
song phải hiền hòa và kính sợ”
(1Phi. 3:15)
Trong việc nghiên cứu một bộ tuyển tập gồm 66 Sách Kinh Thánh khác nhau được trước thuật bởi 40 Trước Giả khác nhau trong suốt một thời gian dài hơn 1500 năm, việc định cho được một qui chuẩn thông giải chung là một việc rất thiết yếu. Sách cuối cùng của Kinh Thánh đã được hoàn tất gần 2000 năm trước đây. Cả Cựu Ước lẫn Tân Ước đều đã được trước thuật trong những khác biệt sâu sắc về văn hóa và ngôn ngữ. Quả thật phần lớn các Sách Kinh Thánh mang tính chất lịch sử nhưng vẫn có các Sách khác mang tính phúng dụ và biểu tượng, lại cũng còn có các Sách thơ văn và tiên tri nữa. Việc làm thế nào để hợp nhất các văn thể, văn thái khác nhau của các Sách Kinh Thánh và xác định được sợi chỉ đỏ xuyên suốt cả Kinh Thánh của Đức Chúa Trời là một việc làm đòi hỏi một phương pháp luận uyển chuyển, công phu như một phương pháp khoa học thực thụ: Đưa ra một sự giả định, tra xét xem các chứng cứ có hỗ trợ cho sự giả định ấy không, từng bước chỉnh lý cho sự giả định ban đầu sao cho đến khi không còn các nghịch chứng nữa, nhiên hậu mới sử dụng sự giả định đã thiết lập như một qui chuẩn để thông giải các bản văn Kinh Thánh chưa rõ nghĩa. Qui chuẩn đã được thiết lập và kế thừa của những người theo xu hướng định kỳ cho rằng bản văn Kinh Thánh phải được hiểu theo tự nghĩa khi nào vẫn còn có thể hiểu như thế được, và rằng Hội Thánh và Ysơraên là hai thực thể khác nhau được Đức Chúa Trời điều khiển theo các kế hoạch khác nhau của Ngài.

Sự thông giải Kinh Thánh theo Xu Hướng Định Kỳ (cũng còn được gọi là “Thần Học Định Kỳ”) nhìn nhận sự thông giải theo phép ẩn dụ (Metaphor), theo các phép hình văn (Figures of Speech), và theo phép phúng dụ (Allegory). Đức Chúa Jêsus đã lắm khi sử dụng phép phúng dụ qua việc đưa ra các ngụ ngôn (Parables) trong sự giảng dạy của Ngài (Vd., Ma. 13:10-17). Đức Chúa Trời đã lắm lần cho phép các Trước Giả sử dụng các hình tượng văn học để khải thị các nét mỹ đức của Ngài cho dầu là về tính quan phòng (Vd., Ma. 23:37) hay là về tính quyền năng (Vd., Ôs. 5:14) cũng thế. Thế nhưng ý nghĩa có được từ ẩn dụ luôn luôn mang tính tự nghĩa chứ không bao giờ có thể thoát li tự nghĩa được. Điều này là hiển nhiên qua Kinh Thánh: Đức Chúa Trời sử dụng cả các đoạn văn phải được hiểu theo nghĩa tường minh lẫn các đoạn văn phải được hiểu theo ẩn nghĩa. Phận sự của chúng ta là phải xem xét cách thận trọng chứ không được phép suy đoán cách vô nguyên tắc. Ngay cả trong những sự kiện lạ lùng như cuộc sáng tạo vũ trụ của Đức Chúa Trời, Ngài vẫn sử dụng ngôn từ theo tự nghĩa để khải thị công việc của Ngài. Chẳng hạn, cho dầu có nhiều người cố công biến bản văn Kinh Thánh hàm ý Đức Chúa Trời đã tạo dựng vũ trụ trong một khoảng thời gian dài, lời Kinh Thánh vẫn cứ là “vậy, có buổi chiều và buổi mai…” (Sv. Sáng. 1:5, 8, 13, 19, 23, 31). Việc thông giải sự trước thuật này theo ẩn nghĩa là không có tiền lệ vì suốt cả Kinh Thánh chẳng có thể tìm thấy một nơi nào khác Đức Chúa Trời sử dụng tổ hợp từ “buổi chiều và buổi mai…” để hàm ý bóng gió về một thời kỳ dài. Trong Kinh Thánh, những tổ hợp từ tương tự như thế luôn luôn liên quan đến nghĩa tường minh của “ngày 24 giờ”.

Đức Chúa Trời cũng sử dụng dòng lịch sử để minh chứng cho tính hợp lý của việc thông giải bản văn Kinh Thánh theo tự nghĩa. Tất cả những lời tiên tri đã được ứng nghiệm đều đã được ứng nghiệm theo tự nghĩa. Đức Chúa Jêsus đã được giáng sinh đồng trinh theo tự nghĩa (Sv. Ês. 7:14) tại Bếtlêhem (Sv. Mi. 5:2) theo tự nghĩa, và đã vào thành Giêrusalem (Sv. Xa. 9:9) trên lưng lừa con theo tự nghĩa. Chẳng có gì có thể bắt Đức Chúa Trời làm cho những lời tiên tri của Ngài phải ứng nghiệm theo tự nghĩa cả, nhưng vì Ngài đã cho phép việc đã xảy ra như thế nên chúng ta có phận sự phải ưu tiên xem xét việc thông giải các lời tiên tri trong Kinh Thánh theo tự nghĩa. Việc Đức Chúa Trời muốn Lời Ngài phải được thông giải theo tự nghĩa là một việc hữu lý. Nếu cứ để cho Lời Ngài luôn được thông giải theo ẩn nghĩa, nhất định các ẩn nghĩa tùy tiện sẽ thâm nhập vào Lời Ngài và Lời Ngài sẽ không còn là Lời Ngài nữa. Tiếc thay, đây lại là điều có thật giữa vòng Hội Thánh của Đức Chúa Trời hiện nay.

Việc thông giải bản văn Kinh Thánh theo tự nghĩa có thể dẫn đến tác dụng tạo phân rẽ cao độ trong việc thông giải các giáo lý Kinh Thánh về Kỳ Mạt Thế. Xu Hướng Định Kỳ tin rằng Hội Thánh và Ysơraên là hai thực thể phân biệt và Đức Chúa Trời có hai phương pháp tương tác khác nhau với hai thực thể ấy. Khác với Thần Học Giao Ước (hay Xu Hướng Giao Ước), Thần Học Định Kỳ dạy rằng Hội Thánh sẽ không hưởng các lời hứa Đức Chúa Trời đã hứa với Ysơraên. Dầu rằng cả Hội Thánh và Ysơraên đều được nhận sự cứu rỗi qua công nghiệp đền tội thay của Đức Chúa Jêsus Christ, sự định mạng của Đức Chúa Trời là Hội Thánh không được định để trở thành một thực thể chính trị và quốc gia để thực thi các tiêu chuẩn chính trị_quốc gia trên qui mô quốc gia và quốc tế. Với cách hiểu này, chương trình của Đức Chúa Trời dành cho Ysơraên vẫn chưa được hoàn thành. Ysơraên vẫn còn đóng một vai trò quyết định trong Kỳ Mạt Thế là điều sẽ diễn ra trong Kỳ Vương Quốc Ngàn Năm (Sv. Khải. 20). Sự ưu ái hiện có của Đức Chúa Trời trên Hội Thánh là hữu hạn, sự ưu ái này sẽ được chuyển sang cho Ysơraên khi Hội Thánh được cất lên Thiên Đàng vào Kỳ Đón Nhận sẽ diễn ra trước Kỳ Khổ Nạn trên thế gian.

Từ liệu “Xu Hướng Định Kỳ” xuất phát từ cách hiểu về các “Sự Định Kỳ” của Đức Chúa Trời được tìm thấy qua Kinh Thánh. Đó là các sự định kỳ sau đây: [1] “Sự Định Kỳ Vô Tội” (Sv. Sáng. 1:1 - 3:7), [2] “Sự Định Kỳ Lương Tâm” (Sv. Sáng. 3:8 - 8:22), [3] “Sự Định Kỳ Qui Chế” (Sv. Sáng. 9:1 - 11:32), [4] “Sự Định Kỳ Hứa Ngôn” (Sv. Sáng. 12:1 - Xuất. 19:25), [5] “Sự Định Kỳ Luật Pháp” (Sv. Xuất. 20:1 - Công. 2:4), [6] “Sự Định Kỳ Ân Điển” (Sv. Công. 2:4 - Khải. 20:3), và [7] “Sự Định Kỳ Thiên Hi Niên” (Sv. Khải. 20:4-6). Điều đáng chú ý là tên gọi cho các sự định kỳ này không thể tìm thấy qua Kinh Thánh, nhưng nội dung của các sự định ấy lại đúng theo các tên gọi này chứ chẳng sai. Từ sự phân tích này về các Sự Định Kỳ của Đức Chúa Trời, người ta vững tin rằng Đức Chúa Trời hành sử với nhân loại theo các cách thế của Ngài suốt dòng lịch sử, và rằng Hội Thánh và Ysơraên là hai thực thể phân biệt là điều hữu lý. Đó là cách hiểu căn bản của Xu Hướng Định Kỳ trong Thần Học Hệ Thống.
​


Comments are closed.

    ​THỂ LOẠI

    All

    ​​​THƯ KHỐ

    July 2019
    June 2019
    January 2019
    November 2018
    October 2018
    September 2018
    August 2018

Picture
  • About Me
  • My Argument
    • Nhận Diện
    • Nhận Thực
    • Nhận Định
    • Nhận Thức
  • My Presentation
    • Góp Nhặt
    • Chắt Lọc
    • Giảng Dạy
    • Truyền Bá
  • My Exhortation
    • Kinh Truyện
    • Sử Tích
    • Mục Ngữ
    • Nhân Thân